Cách chăm sóc, kinh nghiệm nuôi chó Husky luôn là đề tài nóng được cộng đồng mạng quan tâm suốt những ngày qua.
Làm thế nào để chăm sóc tốt cho một chú Husky từ nhỏ đến khi chú trường thành, đó thực sự là một câu hỏi khó trả lời và đem đến nhiều ý kiến trái chiều. Mỗi người sẽ có những cách dạy dỗ cũng như chăm sóc chú Husky yêu quý của mình cũng như chăm sóc một đứa trẻ vậy. Quá trình lớn lên và hình thành nhân các của đứa trẻ đó, phần lớn là do cách chăm sóc và dạy dỗ của bố mẹ.
Cách chăm sóc, kinh nghiệm nuôi chó Husky
Chăm sóc Husky bằng cách đào tạo
Về cơ bản, những chú chó Husky thường rất hiền lành và dễ bảo, tuy nhiên những ngày đầu tiên huấn luyện có lẽ sẽ là một trong số những khoảng thời gian khó khăn nhất để Husky có thể làm quen được với những mệnh lệnh của chủ. Chính vì vậy, nếu bạn đang xem xét nuôi một em Husky thì hãy chuẩn bị sẵn sàng thời gian, công sức cũng như sự kiên nhẫn và hài hòa trong công việc và cuộc sống.
Dạy Husky cách tương tác với xã hội
Tương tác với xã hội chính mục đích chính của các cuộc huấn luyện chó Husky. Làm thế nào để bé có thể dễ dàng nhận biết những dấu hiệu mà người chủ đề ra hay những hiểm họa đến từ những người xung quanh? Khi khóa huấn luyện tương tác này thành công, bé sẽ bước lên một bước tiến mới của sự trường thành và linh động.
Lớp “mẫu giáo” cho Husky: lớp bắt đầu cho quá trình huẩn luyện Husky chính là cách tuyệt vời nhất để uốn nắn tính cách và hành động. Hãy tăng độ tương tác bằng cách cho chú Husky đáng yêu của bạn tiếp xúc với những chú chó khác của hàng xóm. Hãy cho bé Husky nhà bạn vào “mẫu giáo” khi tầm 4 đến 5 tháng tuổi.
Nếu có thời gian, hãy dành những buổi đi chơi công viên, cho chú Husky nghe nhạc hoặc tiếng động vui tai.
Tạo môi trường riêng tự lập cho Husky
Huấn luyện luôn đi kèm với giám sát. Nếu thấy chú chó Husky có biểu hiện sợ trước những cảnh quan hay trải nghiệm đó, hãy dừng ngay lại và đừng bao giờ phơi bày những điều đó ra trước mặt bé một lần nữa.
Hãy nhớ rằng Husky của bạn có thể sử dụng trí thông minh để phân biệt giữa lớp đào tạo và không gian nhà – “cô ấy” có thể thực hiện các bài tập luyện tập hoàn hảo tại lớp, nhưng au đó khi về nhà lại hoàn toàn trái ngược lại. Để giải quyết điều này, các mẹ nên nhớ hãy giữ thói quen tập luyện ngay cả khi ở nhà như một kĩ năng ôn bài và rèn luyện.
Đào tạo với không gian riêng dành cho Husky
Nếu bạn đang sở hữu mộ chú Husky tinh nghịch thì một ngôi nhà nhỏ xinh xinh sẽ là cần thiết để tạo không gian riêng cho Husky. Tại nơi đây, Husky hoàn toàn có thể đi tiểu, đi ngủ và các hoạt động khác theo đúng những quy định mà chủ đề ra. Những ngôi nhà này hoàn toàn không phải là hình thức trừng phạt mà là cách dạy dỗ và cho bé làm quen với một môi trường tự lập và nghe lời.
Nguyên tắc chăm sóc Husky – tập thể dục hàng ngày
Cũng giống như con người chúng ta vậy, để có một sức khỏe tốt cần phải tập luyện thể thao thường xuyên. Điều này cũng hoàn toàn đúng với những chú Husky. Tập thể dục hàng ngày cùng Husky chính là mâu chốt đem đến sự khăng khít trong tình cảm của hai bạn và cũng là cách để duy trì sức khỏe cho cả hai. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là tránh để Husky tập thể dục vào thời tiết quá nóng. Cũng giống như cơ thể người, việc tập luyên dưới ánh nắng có thể làm Husky mất nước và kiệt sức.
Tạo không gian chạy nhảy năng động cho Husky
Với những đặc tính của một chú chó năng động đế từ Siberia, không dễ dàng để cho Husky ngồi yên một chỗ. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã dành ít nhất từ 30 đến 60 phút hàng ngày cho việc huấn luyện đứa con yêu dấu của mình với những bộ môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, dắt bộ, tập thể dục,… Việc làm này sẽ giải phóng năng lượng được dồn nén và dư thừa bên trong tạo cảm giác thoải mái để Husky hoàn thành những nhiệm vụ tiếp theo. Tham khảo thêm best dog boot dog walking.
Hãy luôn để ý đến hình bóng của bé vì có thể bị loại ra khỏi tầm mắt của bạn bất cứ khi nào. Husky được mệnh danh là chúa chạy chốn và thoát thân khi có thể biến mất trong chớp mắt. Chính vì vậy, nếu có chơi trò trốn tìm, có lẽ Husky sẽ giành giải vô địch.
Sự đào bới cũng là một trong số những điều mà bất kể người chủ nào cũng cần quan tâm. Hãy đảm bảo rằng hệ thống hàng rào nhà bạn luôn kiên cố và dù Husky có “dở trò” thì cũng không thể trốn ra ngoài đi chơi.
Mặc dù Husky là chú chó yêu sự tự do và không gian chơi ngoài trời nên nếu giam cầm chú tại sân sau có thể đem đến sự cô đơn và buồn chán. Chính vì vậy, hãy để chú chó của mình thỏa thích chơi đùa nhưng đảm bảo luôn giám sát và canh trừng mọi hành động của bé.
Tìm một người bạn cho Husky
Husky là giống chó ưa sự giao tiếp. Việc giới thiệu với cô nàng này một anh chàng hay một cô bạn thân chính là cách để giúp bé Husky nhà bạn bộc lộ hết tính cách và có những khoảng thời gian vui đùa thoải mái.
Đừng ngăn cản bất cứ sự hòa đồng nào của Husky với những chú chó khác nếu không quá nguy hại.
Những chia sẻ trên đây về cách chăm sóc, kinh nghiệm nuôi chó Husky mong rằng sẽ đem đến những thông tin bổ ích giúp các bạn dễ dàng đem đến một điều kiện sống và thích nghi hợp lý nhất cho những chú chó Husky vô cùng dễ thương này.
Xem thêm: