Những năm gần đây nhiều bà con nông dân đã ứng dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi nhằm đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, giảm mùi hôi thối và hạn chế bệnh tật cho vật nuôi. Vậy bạn có biết đệm lót sinh học là gì, lợi ích và cách làm đệm lót sinh học ra sao hay chưa? Nếu chưa thì đọc ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
1. Đệm lót sinh học là gì?
Đệm lót sinh học được hiểu đơn giản là hình thức chăn nuôi gia súc gia cầm nhốt chuồng trên nền đệm lót được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau với độ trơ cao như trấu, mùn cưa, rơm rạ,… trộn cùng chế phẩm để giúp phân hủy chất thải của vật nuôi hiệu quả hơn.
Lợi ích khi chăn nuôi với đệm lót sinh học là:
- Giúp loại bỏ mùi hôi , khí độc trong chuồng nuôi như H2S, NH3.
- Cung cấp các hệ vi sinh trong chuồng, qua đó giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái có ích cho gia súc, gia cầm.
- Giảm vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người.
- Phòng chống dịch bệnh như hen, thối bàn chân,…
- Bà con không cần phải rửa chuồng hằng ngày, định kỳ chỉ cần thay đệm lót là đảm bảo vệ sinh.
- Giúp phân hủy bã hữu cơ và chất thải.
- Sau khi sử dụng, đệm lót sinh học có thể được tận dụng để làm phân hữu cơ, đảm bảo giúp cây trồng phát triển tốt.
- Tiết kiệm chi phí chăn nuôi tối đa.
2. Cách làm đệm lót sinh học
Sau khi đã nắm được đệm lót sinh học là gì, chắc hẳn bà con sẽ muốn tìm hiểu cách làm đệm lót chuống ra sao. Sau đây là 2 cách làm đệm lót chuồng trong chăn nuôi gà và trâu bò.
2.1. Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi gà
- Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng có độ dày khoảng 10cm rồi thả gà vào.
- Bước 2: Đợi 7 đến 10 ngày sau nếu là gà úm, còn với gà thịt thì sau 2 đến 3 ngày quan sát thấy phân trải kín thì hãy cào lớp mặt của đệm lót.
- Bước 3: Sau khi cào xong hãy rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt chất độn.
2.2. Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi bò
- Bước 1: Rải mùn cưa hoặc trấu có độ dày 10 đến 15cm lên nền chuồng.
- Bước 2: Dùng nước sạch phun lên lớp mùn cưa hoặc trấu để có được độ ẩm khoảng 30%. Dùng tay bóp chặt nếu thấy mùn cưa thấm ướt tay nhưng với tơi ra là được.
- Bước 3: Lấy bạt che kín mặt chuồng đệm lót rồi 5 ngày sau có thể thả bò vào chuồng.
- Bước 4: Đợi 5 đến 10 ngày sau hãy rác thêm men vi sinh vào. Tùy theo mật độ vật nuôi trong chuồng và lượng phân thải hằng ngày ra sao mà có bạn có thể rắc dài hay ngắn.
Với mô hình nuôi bò bằng đệm lót sinh học thì bà con cần đảm bảo mật độ nuôi là 1 con/ 1.2 đến 1.5m2 nếu là loại lớn và 1 con/0.8 đến 1m2 nếu là loại nhỏ. Ngoài ra, bà con cũng có thể ứng dụng hình thức làm đệm lót sinh học bằng trấu trong chăn nuôi heo, vịt, ngựa, dê,… cũng rất phù hợp.
3. Mua đệm lót sinh học ở đâu?
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bà con kiến thức đệm lót sinh học là gì và các cách làm đệm lót cơ bản. Để bắt tay vào làm đệm lót cho trang trại của mình, bà con cần tìm mua đệm lót sinh học.
Hiện nay, để mua đệm lót sinh học không quá khó, điều quan trọng là bạn cần tìm được địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng. Đến với Vbio bạn sẽ được cung cấp các loại đệm lót sinh học với nhiều quy cách khác nhau như loại túi 1kg kích thước 20x25cm , loại túi 0.5kg kích thước 15x22cm.
Đặc biệt, để tiện lợi cho bà con Vbio còn cung cấp sỉ, lẻ, bán theo combo như combo 1kg đệm lót sinh học và 1kg EM bột, combo 1kg đệm lót sinh học với 1kg mật rỉ, combo 1kg đệm lót sinh học với 0.5kg EM1 bột, qua đó giúp bà con có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn cho mình. Liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ:
Công ty Cổ phần Sumo Nhật Việt – Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
- Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
- ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
- Website: https://sumonhatviet.com/
>> Xem thêm: Best Gaming Laptops To Buy
Nấm đối kháng trichoderma là gì? Trichoderma giá bao nhiêu?
Địa chỉ cung cấp giá 1 lạng đông trùng hạ thảo tốt nhất 2021