Nguyên nhân gây thấm dột cần lưu ý giúp bảo vệ tốt cho căn nhà

Thấm dột là một hiện tượng khá phổ biến ở các công trình xây dựng từ xưa đến nay. Với nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện tượng này đã gây ra rất nhiều bất tiện và những rủi ro trong chất lượng công trình sau khi đưa vào sử dụng. Vậy, đâu là những nguyên nhân gây thấm dột chính? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những khu vực dễ bị thấm dột

Trước khi tìm hiểu về những nguyên nhân gây thấm dột cơ bản nhất, bạn cần xác định được đâu là những khu vực thường dễ bị thấm dột nhất để tìm ra những hướng giải quyết, bảo vệ khỏi hiện tượng này một cách phù hợp nhất. Người ta thường chia các khu vực dễ bị thấm dột thành 2 dạng cấu trúc công trình: cấu trúc ngầm – cấu trúc nổi. Các cấu trúc ngầm thường là những khu vực ở phía dưới, bên trong như tầng hầm,… còn cấu trúc nổi thì là những khu vực bên ngoài như tường ngoài, máng xối, phòng tắm, ban công, hệ thống mái,… những khu vực phải tiếp xúc trực tiếp với các tác động khách quan, diện tích tiếp xúc càng lớn thì khả năng thấm dột càng cao. Bên cạnh đó, các khu vực này còn được phân loại theo một cách khác như sau:

Các khu vực bị thấm dột liên quan tới bể chứa chất lỏng: bể nước ngầm, bể nước nổi, bể bơi, bể phốt,…

Các khu vực bị thấm dột vì nước ngầm: tầng hầm dưới lòng đất, móng công trình, các khu vực ở chân tường,…

Các khu vực bị thấm dột vì nước mưa: các khu vực phải chịu sự tác động trực tiếp từ các yếu tố bên ngoài như sân thượng, tường ngoài, sàn mái, mái, ban công, lô gia,…

Các khu vực bị thấm nước trong quá trình sử dụng công trình: sàn nhà, sàn nhà vệ sinh, tường trong, các hộp kỹ thuật,…

nguyên nhân gây thấm dột

nguyên nhân gây thấm dột hình 2

2. Một số vị trí cụ thể có nguy cơ cao bị thấm dột

Thông thường, để xác định nguyên nhân gây thấm dột cụ thể, người ta thường dựa vào vị trí của các khu vực này. Các vị trí này được gọi là vị trí xung yếu, là một trong những yếu tố góp phần dẫn đến hiện tượng thấm dột, các vị trí này thường là những vết nứt, hở, khe, lỗ,… trên bề mặt thi công, kết hợp cùng khả năng thấm nước của vật liệu xây dựng, thúc đẩy quá trình thấm dột diễn ra nhanh và mạnh hơn. Dưới đây là một số vị trí xung yếu:

  • Mạch ngừng khi đổ bê tông
  • Vị trí tiếp giáp tường gạch và kết cấu bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa tường gạch trước và sau, tường gạch cũ và mới nếu có xảy ra sự cải tạo
  • Vị trí tiếp giáp giữa hai công trình được xây dựng liền kề, sát nhau
  • Vị trí tiếp giáp của 2 bề mặt được thi công bằng những vật liệu xây dựng khác nhau
  • Vị trí chân tường, nơi lắp các thiết bị ngầm như hoa sắt, nan chống nắng, dây chống sét,..  
  • Các vị trí liên kết, định vị cho hệ thống mái
  • Miệng phễu thoát nước của sàn vệ sinh, ban công, sân thượng,… 
  • Vị trí gần máng xối, máng tràn và các đầu nối của hệ thống ống cấp, thoát nước.

nguyên nhân gây thấm dột hình 3

>> Có thể bạn quan tâm:

3. Những nguyên nhân gây thấm dột

Có thể bạn cũng đã phần nào biết được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng chống thấm , tuy nhiên, việc hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp bạn chống thấm cho các vị trí cần thiết hiệu quả hơn bao giờ hết. 

nguyên nhân gây thấm dột hình 4

Về lý thuyết, khi bề mặt có sự tiếp xúc với nước, nước có thể xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu vào trong các mao mạch bên trong dẫn tới sự thấm nước. Nguyên nhân chính xác là bởi các mao quản trong vật liệu xây dựng đều có đường kính trong khoảng từ 20 – 40 micromet, làm cho nước dễ thấm vào hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự khác biệt về thời tiết, nhiệt độ giữa các mùa, không thể tránh khỏi sự giãn nở vật lý khiến cho cấu trúc vật liệu bị hủy hoại, độ ẩm cao và mưa nhiều, cùng với các khe hở được mở rộng hơn mỗi ngày khiến tường nhanh bị thấm dột hơn. 

Ngoài ra, nếu không thực hiện đúng kỹ thuật khi thi công bê tông sẽ dẫn đến kết cấu không đặc chắc, cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn, số lượng cũng sẽ  khiến kết cấu bê tông nhanh nứt hơn, bị thấm nước dẫn tới sự sụt kún, làm yếu đi kết cấu nền móng bên dưới. Các mạch ngừng dưới sàn có độ liên kết thiếu chắc chắn, không có cách thức thi công riêng biệt để bịt bê tông và ống nhựa trong cổ ống xuyên sàn, hoặc xử lý quy trình thay đổi thiết kế, sửa chữa trong nhà cũng có thể gây ra hiện tượng thấm dột.

Mặt khác, các đường ống cấp, thoát nước của công trình có chất lượng tệ, quy cách thi công và việc xử lý mối nối yếu kém, tính toán chống thấm chân tường không tốt,… cũng được liệt vào những nguyên nhân gây thấm dột cơ bản nhất, từ nhiều chiều ảnh hưởng.

nguyên nhân gây thấm dột hình 5

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những kiến thức về nguyên nhân gây thấm dột cơ bản nhất hiện nay trong các công trình từ dân dụng đến công nghiệp. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ về vai trò của quy trình chống thấm, từ đó, xác định đúng những nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột cho nhà bạn và tìm ra phương án giải quyết thích hợp nhất. 

>> Xem thêm: Sơn chống thấm JYMEC – Sản phẩm sơn chống thấm cao cấp nhiều gia đình tin dung