Đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp không còn nhiều thời gian để hoàn tất việc áp dụng hóa đơn điện tử vào quy trình hoạt động kinh doanh của mình. Theo đó, việc tìm hiểu về hóa đơn điện tử là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp. Ngoài thắc mắc về tra cứu hóa đơn điện tử ở đâu, làm thế nào để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thì cách phân biệt 2 loại hóa đơn điện tử có mã và không có mã cũng khiến nhiều doanh nghiệp “lúng túng” khi lựa chọn. Để phân biệt được 2 loại hóa đơn điện tử này, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Về đối tượng sử dụng của 2 loại hóa đơn điện tử có mã và không có mã
a. Đối với hóa đơn điện tử có mã
– Doanh nghiệp sử dụng không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
– Doanh nghiệp có rủi ro về thuế cao
– Hộ cá thể kinh doanh thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; hoặc hộ cá thể kinh doanh thương mại, dịch vụ sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.
– Hộ cá thể kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm sẽ triển khai trên toàn quốc.
b. Đối với hóa đơn điện tử không có mã
Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã gồm các doanh nghiệp kinh doanh thuộc các lĩnh vực điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn xuất sai thời điểm
Các công cụ cần chuẩn bị để nộp tờ khai thuế qua mạng
2. Phân biệt 2 loại hóa đơn điện tử qua cách lập hóa đơn
a. Hóa đơn điện tử có mã
Trường hợp 1: Doanh nghiệp sử dụng Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn sẽ dùng tài khoản được cấp để:
– Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Ký số, ký điện tử trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp cần truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để:
– Thực hiện việc lập hóa đơn
– Ký điện tử trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn qua tổ chức trung gian để được cơ quan thuế cấp mã
b. Hóa đơn điện tử không có mã
Doanh nghiệp sử dụng phần mềm lập hóa đơn điện tử để lập hóa đơn điện tử trong quá trình buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, ký số trên hóa đơn điện tử và gửi cho người mua theo phương thức điện tử được bên bán và bên mua thỏa thuận với nhau.