Phương pháp đánh giá kết quả công việc hiệu quả cho doanh nghiệp

Đánh giá kết quả công việc đó là hoạt động nhằm xem xét lại hiệu quả công việc của nhân viên dựa trên những căn cứ cho sẵn trên tính chất công việc của doanh nghiệp. Hiện nay, để có thể Đánh giá kết quả công việc hiệu quả có rất nhiều phương pháp được sử dụng đến, và dưới đây bài viết này sẽ cung cấp đến cho bạn một số phương pháp dễ thực hiện, cho kết quả cao.

Phương pháp đánh giá cho điểm

Phương pháp đánh giá cho điểm là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình Đánh giá kết quả công việc của hầu hết mọi doanh nghiệp. Theo phương pháp này các mức điểm được xây dựng dựa trên tính chất, mực độ của vị trí công việc đó và trên cơ sở thang điểm cho sẵn nhân viên, nhà quản lý có thể dễ dàng cho điểm để Đánh giá kết quả công việc.

Phương pháp đánh giá cho điểm là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình Đánh giá kết quả công việc của hầu hết mọi doanh nghiệp

Với việc sử dụng cách đánh giá này sẽ cho thấy kết quả rõ ràng, minh bạch dựa trên các tiêu chí, thang điểm của công việc đó. Cùng với đó, việc tiêu chuẩn hóa kết quả đánh giá công việc bằng điểm số cho nhà quản lý doanh nghiệp có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu và xếp hạng của nhân viên một cách minh bạch và dễ dàng. Những ưu điểm của phương pháp đánh giá cho điểm được sử dụng để Đánh giá kết quả công việc của doanh nghiệp giúp cho sự công bằng, bình đẳng trong nội bộ và tạo ra được thước đo thành tích, năng suất kết quả công việc của nhân viên một cách quy chuẩn.

Phương pháp đánh giá mô tả

Với phương pháp đánh giá mô tả này giúp cho người thực hiện Đánh giá kết quả công việc có thể đánh giá được hết tất cả mọi mặt có liên quan, ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng công việc người được đánh giá. Đây là một phương pháp đánh giá mềm dẻo, linh hoạt, giúp cho người đánh giá không bị gò bó trong những nguyên tắc cứng nhắc, qua bản Đánh giá kết quả công việc mô tả người đánh giá được thỏa thích viết, mổ xẻ đánh giá công việc đó một cách rõ ràng, chi tiết và cụ thể nhất.

Đây là một phương pháp đánh giá mềm dẻo, linh hoạt, giúp cho người đánh giá không bị gò bó

Hơn nữa, thông qua đánh giá mô tả công việc sẽ giúp cho người thực hiện đánh giá có thể nhìn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình trong quá trình thực hiện công việc đó và đẩy mạnh phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu tốt hơn. Song song với đó là các phương pháp giải quyết nâng cao hiệu quả công việc tốt hơn cũng sẽ được đề xuất thông qua bản Đánh giá kết quả công việc này giúp cho nhà quản lý có thể tiếp thu và vận dụng tốt hơn trong làm việc.

Phương pháp đánh giá theo kết quả

Với việc sử dụng phương pháp Đánh giá kết quả công việc dựa trên mục tiêu, kết quả đó là hình thức thành tích, kết quả công việc của nhân viên được so sánh mức độ đạt được của mục tiêu công việc đặt ra ngay từ khi tiến hành thực hiện.

Phương pháp này sẽ rất hữu ích cho việc Đánh giá kết quả công việc cho các vị trí công việc như quản lý, chuyên viên và các loại hình công việc liên quan đến các dự án. Với phương pháp này quá trình đặt ra mục tiêu cũng như thực hiện để đạt được kết quả tốt đẹp đều do bản thân người đánh giá tự tìm ra cách thức, phương án để đạt được mục tiêu đó, dựa trên cơ sở đó làm căn cứ đánh giá mức độ kết quả công việc.

Với phương pháp này quá trình đặt ra mục tiêu cũng như thực hiện để đạt được kết quả tốt đẹp đều do bản thân người đánh giá tự tìm ra cách thức, phương án để đạt được mục tiêu đó

Với mỗi phương pháp được sử dụng để Đánh giá kết quả công việc của doanh nghiệp đều có những ưu điểm khác nhau, và để có thể Đánh giá kết quả công việc được chính xác, công bằng thì nên kết hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc khi tìm phương án Đánh giá kết quả công việc.

Trụ sở chính

CÔNG TY CP TƯ VẤN QUẢN LÝ OCD
Tầng 18, Tòa nhà Viwaseen, 48 To Huu St., Trung Van, Nam Tu Liem, Ha noi, Vietnam
Tel: 024 3553 7799 | 0963636066

Văn phòng HCM

CÔNG TY CP TƯ VẤN QUẢN LÝ OCD
B0609, Tòa B, The Gold View, 346 Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, HCMC
Tel: 028 3925 3985 

Xem thêm:

>>> CEO là gì và Vai trò của CEO trong các doanh nghiệp hiện nay

>>> Hướng dẫn bạn đọc cách tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

>>> Ý nghĩa của hệ thống chỉ tiêu KPI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *