CEO là gì và Vai trò của CEO trong các doanh nghiệp hiện nay

Tri thức cộng đồng chuyên nhận Viet luan van xin chia sẻ đến bạn đọc CEO là gì và Vai trò của CEO trong các doanh nghiệp hiện nay

Các chuyên gia về quản lý đã đưa ra một định nghĩa rất tổng quát về CEO: “CEO là người trực tiếp điều hành và quản lý doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu của các cổ đông và các nhà đầu tư, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp”.

Vai trò của CEO trong các doanh nghiệp hiện nay

Ở các công ty lớn, hội đồng quản trị là người chủ thực sự của các doanh nghiệp thuê giám đốc điều hành về làm công ăn lương với những điều khoản hợp đồng và trách nhiệm cụ thể. Không làm tròn trách nhiệm, để công ty thua lỗ thì giám đốc điều hành CEO không những sẽ phải ra đi mà họ còn là người “đứng mũi chịu sào” trước pháp luật, còn Hội đồng quản trị sẽ ung dung tiếp tục tìm thuê các người khác có năng lực chuyên môn và nghệ thuật quản lý cao hơn. Đó là quy luật đào thải khắc nghiệt trong kinh tế thị trường. Hơn nữa, khi phải ra đi vì để công ty thua lỗ thì coi như danh tiếng của CEO đã bị “bỏ đi” và rất khó còn chỗ đứng trên thương trường.

Vai trò của CEO trong doanh nghiệp có thể được minh hoạ như một nhà quản lý phải giải quyết các mối quan hệ ngang dọc, đa chiều như biểu hiện trong hình sau: Như vậy, trên thực tế để thực hiện tốt công việc của mình, giám đốc điều hành doanh nghiệp phải làm việc tốt với ít nhất là 5 đối tác quan trọng chính là (1) các chủ sở 4 hữu/nhà đầu tư mà đại diện là chủ tịch hội đồng quản trị; (2) Cán bộ quản lý và nhân viên dưới quyền; (3) Đại diện chính quyền địa phương/các sở ban ngành và cơ quan quản lý Nhà nước; (4) Khách hàng cá nhân và tổ chức; (5) Giám đốc và lãnh đạo các công ty khác. Những đối tác quan trọng này có mong đợi khác nhau đối với giám đốc điều hành xuất phát từ vị thế và những giá trị cá nhân của họ được thể hiện khi làm việc với các giám đốc điều hành. Ví dụ, chủ đầu tư bao giờ cũng mong muốn CEO tạo ra thật nhiều lợi nhuận cho công ty, qua đó tăng giá trị của công ty, đảm bảo sự phát triển của công ty trong thời gian dài qua đó đem lại lợi ích cho các cổ đông. Các nhà quản lý và nhân viên dưới quyền mong đợi CEO tạo cơ hội cho họ phát triển, tạo cơ hội cho họ được tăng lương và các khoản phúc lợi. Đại diện các sở ban ngành và cơ quan quản lý hữu quan, ngoài việc mong đợi các giám đốc điều hành thực hiện tốt các qui định về mặt hành chính thì cũng mong muốn các giám đốc điều hành ủng hộ và thể hiện sự quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó, khách hàng cũng luôn mong đợi giám đốc điều hành với tư cách là người điều hành doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách giúp họ có mức độ thoả dụng cao hơn….Như vậy, ở một góc độ nào đó thì để đáp ứng mong đợi của đại diện chính quyền và các sở ban ngành, cán bộ quản lý và nhân viên dưới quyền, và khách hàng thì giám đốc điều hành thường có xu hướng tăng các khoản chi làm tăng chi phí của công ty trong khi mong đợi của các nhà đầu tư là cố gắng quản lý chi phí một cách hiệu quả. Bên cạnh các mong đợi chung là được tôn trọng và có mối quan hệ tốt thì các đối tác đôi khi có những mong đợi khác chiều nhau khiến cho các giám đốc điều hành rơi vào tình thế khó ra quyết định. Vì thế trong nhiều trường hợp giám đốc điều hành phải xác định được các mong đợi ưu tiên cần được giải quyết trước và các mong đợi kém ưu tiên hơn trong từng trường hợp nhất định. Việc xác định mong đợi nào nên được ưu tiên tuỳ thuộc vào mục tiêu của giám đốc điều hành trong từng tính huống. Để có thể làm việc tốt và xây dựng được mối quan hệ tốt với các đối tác tác trong công việc, nhiều nhà quản lý cho rằng các giám đốc điều hành nên có quan điểm coi tất cả các đối tác là khách hàng và đối xử với các đối tác như khách hàng. Vì thế điều đầu tiên mà các giám đốc điều hành phải làm là xác định đúng mong đợi của các đối tác, sau đó cân đối với năng lực đáp ứng của mình và doanh nghiệp. Nếu mong đợi của đối tác vượt quá khả năng đáp ứng thì cần phải định hướng lại nhu cầu của các đối tác trước khi đáp ứng. Có như vậy, giám đốc điều hành mới có thể làm việc tốt. Vì vậy, vai trò giám đốc điều hành trong doanh nghiệp không những có vai trò quản lý là làm “đúng” (tức là tuân thủ đúng qui trình, qui định) mà còn có vai trò lãnh đạo, định hướng đối tác tức là làm “việc đúng”, xác định mục tiêu đúng, ra quyết định đúng trong từng tình huống, phân công đúng người đúng việc. Đây chính là 2 vai trò quan trọng của một giám đốc điều hành doanh nghiệp.

Xem thêm:

Để làm “đúng”, các giám đốc điều hành phải biết xây dựng kế hoạch, giám sát mọi hoạt động theo đúng qui trình, qui định và kế hoạch đã đặt ra. Hay nói cách khác, giám đốc điều hành cần duy trì mọi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng chuẩn mực và qui trình để đạt mục tiêu của tổ chức.

Câu hỏi quan trọng mà các giám đốc điều hành cần trả lời trong trường hợp này là mọi việc đã đúng chưa? Có sai sót gì không? Và tìm cách điều chỉnh các sai lệch nếu có. Bên cạnh đó, giám đốc điều hành lại phải “làm đúng việc” có nghĩa là biết ra các quyết định đúng, xây dựng qui trình đúng và ngày càng tốt hơn để đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Từ góc độ “làm đúng việc, các giám đốc điều hành doanh nghiệp lại luôn phải có tầm nhìn xa và rộng để có thể đưa ra các chính sách tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển. Khác với “làm việc đúng”, để có thể làm đúng việc, các giám đốc điều hành phải luôn có xu hướng đổi mới và trả lời câu hỏi “có cách nào tốt hơn không?” và tìm ra cách tốt hơn đó để đưa doanh nghiệp đi lên. Và như thế, các giám đốc điều hành không chỉ là người điều chỉnh sai lệch mà còn phải đưa ra các chính sách đúng nhất để doanh nghiệp có thể phát triển tốt hơn trong tương lai.

Với hai vai trò như vậy, giám đốc điều hành doanh nghiệp thực sự là một nghề vất vả, đầy chông gai, đầy thử thách nhưng cũng rất vinh quang khi thành công và chèo lái đưa con thuyền doanh nghiệp gặt hái hết thành công này đến thành công khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *